Bệnh mạn tính thuộc nhóm bệnh có nguy cơ tử vong cao. Bệnh tuy không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng có thể kiểm soát lâu dài. Do đó, việc xét nghiệm kiểm tra phát hiện sớm các bệnh mãn tính là điều nên làm, từ đó có hướng điều trị phù hợp và hiệu quả.
Bệnh mãn tính trở nặng do chủ quan sức khỏe – Lợi ích của việc xét nghiệm sớm
Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) Việt Đức đã tiếp nhận nhiều trường hợp đến khám khi xuất hiện những triệu chứng bất thường. Trong đó, có không ít trường hợp vốn có bệnh lý mãn tính nhưng chủ quan bỏ qua lịch khám, đến khi có “sự cố” sức khỏe đi khám thì “tá hỏa” vì phát hiện mắc nhiều bệnh lý cùng lúc, hoặc bệnh diễn biến nặng trên nền bệnh lý trước.
Bệnh nhân N.V.H (nam, 65 tuổi) vốn có tiền sử tăng huyết áp – đái tháo đường – rối loạn chuyển hóa Lipid máu 12 năm nay. Trước đó, bệnh nhân uống thuốc đều đặn và thường xuyên tái khám định kỳ hàng tháng theo lịch hẹn của bác sĩ. Tình hình bệnh ổn định vể cả triệu chứng lâm sàng cũng như xét nghiệm.
Do không cảm thấy khó chịu khi đến lịch khám nên Bệnh nhân chủ quan không đi tái khám theo hẹn, nên việc uống thuốc cũng diễn ra không đều đặn trong vòng 3 tháng nay.
Buổi sáng nay ngủ dậy, bệnh nhân bỗng thấy xuất hiện tình trạng tê yếu tay, chân bên trái, nói khó, uống nước bị rớt, người nhà đo huyết áp 195/107 mmHg, test đường máu mao mạch 17mmol/l nên được gia đình đưa vào BVĐK Việt Đức khám cấp cứu.
Nhanh chóng làm thủ tục khám và được bác sĩ chỉ định các kỹ thuật chẩn đoán. Sau khi có kết quả xét nghiệm và chụp cắt lớp vi tính sọ não, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhân bị nhồi máu não/ tăng huyết áp, đái tháo đường type 2, rối loạn chuyển hóa lipid máu.
Bệnh mãn tính có kiểm soát được không? Nên xét nghiệm khi nào?
Bệnh mạn tính là bệnh tiến triển kéo dài hoặc hay tái phát, thời gian bệnh từ 3 tháng trở lên. Những bệnh mạn tính thường gặp như: Béo phì, đái thái đường, viêm gan mạn tính, suy thận mạn tính,… các bệnh này không thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn kiểm soát được.
Nguyên tắc điều trị bệnh mạn tính là kiểm soát bệnh lâu dài nhằm cải thiện chất lượng sống và hạn chế tối đa biến chứng. Bên cạnh đó, người bệnh cần kết hợp giữa việc dùng thuốc với phục hồi chức năng và thay đổi hành vi, lối sống bất lợi cho cơ thể.
Những bệnh lý mãn tính không được chủ quan – nên xét nghiệm sớm
Để an tâm sống khỏe, kiểm soát dễ sàng bệnh tật, nhất là trong giai đoạn dịch bệnh COVID-19 hiện nay, người cao tuổi, người có bệnh lý mạn tính hay bệnh lý nền vốn có sức miễn dịch kém nên nếu không may nhiễm virus SARS-CoV-2 sẽ để lại hậu quả khôn lường. Do đó, kiểm tra sức khỏe định kỳ giúp kiểm soát tình trạng sức khỏe tốt nhất, đặc biệt, trong giai đoạn dịch bệnh hiện nay.
Theo các chuyên gia y tế, người dân mắc các bệnh lý mạn tính sau nên tuyệt đối không được chủ quan, gồm:
- Bệnh tim mạch (THA, suy tim, bệnh mạch vành): Là bệnh cần phải điều trị thường xuyên và liên tục để ngăn chặn biến chứng nguy hiểm như nhồi máu cơ tim, suy tim, đột quỵ, tử vong… Trường hợp phát hiện cơ thể có bệnh lý cần tuân thủ lịch khám của bác sĩ để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị kịp thời.
- Bệnh tiểu đường: Là bệnh lý hay gặp hiện nay và có xu hướng trẻ hóa, diễn biến thầm lặng và chịu ảnh hưởng bởi chế độ ăn uống, luyện tập và cần đi kiểm tra sức khỏe định kỳ. Nếu chủ quan bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm, khi đó việc điều trị khó khăn và tốn kém.
- Bệnh thận mạn: Hiện chưa có phương pháp nào chữa khỏi bệnh hoàn toàn, bệnh này nếu không được quản lý và điều trị kịp thời cũng dễ gây nhiều biến chứng nguy hiểm như suy thận giai đoạn cuối cần phải điều trị thay thế thận, biến chứng tim mạch…
- Bệnh phổi tắc nghẽn (COPD, Hen phế quản): Là bệnh lý ở Việt Nam ngày càng gia tăng người mắc, khi đã mắc bệnh người bệnh phải chung sống và điều trị suốt đời.
- Bệnh ung thư: Bệnh ung thư, nhất là ung thư giai đoạn cuối khiến cho sức đề kháng của cơ thể suy giảm, cơ thể suy kiệt dần và có nhiều triệu chứng của cơ quan bị ung thư hay bị di căn… Vì vậy, bệnh nhân cần phải được bác sĩ thăm khám thường xuyên và điều trị phù hợp giai đoạn bệnh. Một số bệnh nhân ung thư đã được điều trị phẫu thuật, hóa – xạ trị ổn định thì cần phải tái khám định kỳ để kiểm soát bệnh.
Bệnh mạn tính cần theo dõi những xét nghiệm nào?
Bệnh mạn tính cần phải xét nghiệm định kỳ để theo dõi, điều chỉnh thuốc kịp thời. Tùy thuộc mặt bệnh, thời gian nên các chỉ số xét nghiệm là khác nhau, trong đó các xét nghiệm cơ bản như: Đường máu, mỡ máu, chức năng gan, chức năng thận…
Kiểm tra sức khoẻ tại nhà/cơ quan
Việc kiểm tra thường xuyên có thể sẽ gây bất tiện về việc đi lại và thời gian, vì vậy Bệnh viện đa khoa Việt Đức triển khai dịch vụ xét nghiệm tại nhà, cơ quan. Quý khách có thể đặt lịch bằng cách gọi đến tổng đài CSKH 0867005888 hoặc nhắn tin đến fanpage của khoa Xét Nghiệm bệnh viện đa khoa Việt Đức: facebook.com/khoaxetnghiembvdkvietduc.